Chăn Nuôi Thú Y K35 A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp Chăn Nuôi Thú Y K35 (2009-2013) Trường Đại Học Cần Thơ

Chào mừng bạn đến với diễn đànhttps://cnty35.1talk.net, http://cnty35.tk lớp chăn nuôi thú y k35a1 hãy Đăng Kí để chia sẻ cùng chúng tôi !!!(^_^)XXX(*_*)

You are not connected. Please login or register

Nỗi đau chàng sinh viên

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Nỗi đau chàng sinh viên Empty Nỗi đau chàng sinh viên Fri Jul 02, 2010 4:18 pm

Admin

Admin
Admin



Mệt mỏi, chán chường, mọi thứ tưởng như sụp đổ trước mắt Tuấn... (Ảnh
minh họa)

Nỗi đau chàng sinh viên




(24h) - "Tỉnh người" sau những "tháng ngày đen tối" sống trong khổ đau,
làm bạn với rượu, game, Tuấn lao vào làm thêm để quên đời buồn và cả
tìm niềm vui mới.

[You must be registered and logged in to see this link.] với những câu [You must be registered and logged in to see this link.], những tâm sự [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.] & [You must be registered and logged in to see this link.] và những bài viết phản ánh hoạt động vui chơi, học tập của thế hệ [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]


window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}
Nỗi đau nối tiếp nỗi đau

Năm đầu thi ĐH, trượt trường Lâm
nghiệp, không muốn ở nhà, Tuấn nộp hồ sơ vào học trường CĐ Kinh
tế&Kĩ thuật Hà Nội. Tiếp tục thi lại, lại trượt vào ĐH Bách khoa Hà
Nội. Thất vọng, cậu đành ngậm ngùi theo học hệ CĐ của trường.

Nỗi buồn thi trượt ĐH chưa qua được
lâu, Tuấn lại đón thêm tin người yêu quyết định nói lời chia tay. Ngày
hai đứa yêu nhau, Tuấn chuẩn bị thi ĐH, nàng yêu và quý cậu vì tính
chăm chỉ, chịu khó cùng bề ngoài ưa nhìn. Ngày chia tay, nàng nói Tuấn
kém cỏi, không biết quan tâm tới nàng. Cùng thời điểm, bố cậu phải nhập
viện vì tiểu sử dùng rượu.

Sốc (shock), mệt mỏi, chán chường, mọi thứ tưởng như sụp đổ trước mắt cậu.

Chơi để quên "sầu"

Khoác chiếc ba-lô nặng nề với những
gạo, mì, áo quần mẹ chuẩn bị cho, Tuấn mang theo cả gương mặt u sầu
xuống Hà Nội. Bắt đầu những tháng ngày “đen tối”- như chính lời Tuấn
từng nhận xét về thời điểm đó.

Đầu tiên là rượu, bia. Những ngày đầu,
bạn bè trong phòng thương, đồng cảm nên hết hôm nay Tuấn mua, ngày mai
bạn chi tiền tìm rượu giải sầu. Gần như bữa nào cậu cũng say, say khướt
lướt. Và khóc rên rỉ như một người điên.

Lên lớp, bạn bè mấy đứa thay nhau bàn
chuyện game. Trước, Tuấn là kẻ “ngoại đạo, vô cảm trước “thế giới ảo”
đầy tẻ nhạt” đó. Nay vẫn thế. Nhưng chẳng hiểu sao Tuấn cứ lao vào: từ
Chinh đồ, Võ lâm truyền kỳ tới Đột kích, Đế chế.

Nỗi đau chàng sinh viên 1277639036-noi-dau-chang-sinh-vien1

Tuấn lao vào chơi game từ sáng tới tối, chơi đến đờ đẫn người... (Ảnh minh họa)

Chơi từ sáng tới tối, chơi đến đờ đẫn
người. Phòng trọ nối mạng Internet, sẵn máy tính xách tay Tuấn đòi mẹ
mua để “trang bị cho việc học”, cậu lao vào game. Say sưa đến độ bạn bè
thân thiết đến phòng trọ chơi, Tuấn chỉ ậm ừ chào lấy lệ. Mắt vẫn dán
vào màn hình vi tính. Cơm tới bữa chỉ việc ngồi ăn, bạn bè nấu cho,
cũng và ăn lấy lưng bát.

Nợ nần chồng chất. Song, tồi tệ hơn, là
việc cậu nghỉ học vô tội vạ. Bạn bè nhắc nhở, Tuấn lúc cáu gắt “mặc kệ
tao, cần gì mày lo, lo cái thân mày đi đã”, lúc lại vô cảm, thờ ơ,
chẳng nói một lời.

Điều gì đến cũng phải đến. Đến học kì sau, nhiều môn Tuấn không được thi vì nghỉ nhiều rồi nợ môn quá giới hạn cho phép.

Có nợ thì phải trả. Điều đó cũng đồng
nghĩa với việc cậu phải học để thi cho đủ điểm qua các môn rồi mới được
học tiếp cùng với những sinh viên khóa sau.

Bẵng đi đến gần nửa năm Tuấn không về
quê, chỉ gọi điện xin tiền nhà, nhờ bạn bè chuyển xuống giúp. Việc chơi
quá nhiều, bỏ bê ăn uống cộng thêm suy nghĩ khiến người cậu suy sụp đến
không tưởng: giảm gần 10 kg, người teo tóp, tóc tai rậm rạp, che gần
hết khuôn mặt.

Bao nhiêu lần nhớ con, gọi mà nó chẳng
về, mẹ Tuấn đành phải dối con, gọi báo “bố con bệnh nặng, con về gấp”
mới kéo được cậu về nhà.

Trong lúc sắp xếp đồ đạc, quần áo cho
con xuống Hà Nội học, bà vô tình lật cuốn vở đã nhàu nát của con ra
xem. Nước mắt của người mẹ hết lòng thương con hay nước mắt của sự
tuyệt vọng khiến bà suýt ngất lịm đi. Bà không tin tờ giấy báo đình chỉ
học nho nhỏ, đầy những điểm 1,2 kia lại là của con mình. “Thằng bé vốn
chăm chỉ, ngoan ngoãn học tập lắm cơ mà”.

Và trở thành "con nghiện" công việc

Trước, mọi lời khuyên của bạn bè đều
như “nước đổ lá khoai”. Chỉ khi nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên
gò má gầy gò của người mẹ vì thấy giấy báo đình chỉ học của mình, Tuấn
mới sực tỉnh. Rồi lại lao vào làm thêm. Làm quên ngày tháng, quên đi
đời buồn và cả tìm niềm vui mới.

Đầu tiên cậu xin đi làm ở một vũ trường
gần hồ Tây. Nơi như cậu nói “toàn những đại gia mới dám vào vì mọi thứ
đều tính bằng đô (USD) hết. Rẻ nhất như chai nước lọc Lavie cũng đến
trăm ngàn”.

Giờ làm của cậu vào đúng ca đông khách
nhất: từ 6 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Tuấn mất hai ngày đầu để tập cách
bưng bê đồ uống bằng một tay cho khách. Song, khó khăn nhất là làm quen
với tiếng ồn đinh tai nhức óc từ những bộ loa thùng “hạng nặng” cùng
tiếng kêu gào, hò hét ầm ĩ của các đại gia.

Tuấn nhớ lại: “Gần như cả tuần đầu
tiên, đi làm về đến nhà, đặt lưng xuống giường, tính nằm ngủ mà đầu óc
cứ ong ong, quay cuồng. Âm thanh của tiếng nhạc mở hết cỡ, tiếng hò hét
của họ nhiều khi khiến mình ngộp thở, lồng ngực đau buốt. Nhưng rồi
cũng quen”.

Nỗi đau chàng sinh viên 1277639036-noi-dau-chang-sinh-vien2

Làm cái nghề bồi bàn ở vũ trường cho Tuấn một cái nhìn hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài... (Ảnh minh họa)

“Ngày ấy, có buổi làm kiếm được 400
ngàn đến 500 ngàn cũng là bình thường với tớ. Mà chủ quán cũng quý vì
mình tính thật thà, có khi khách cho tờ 100 đô-la lại cầm đưa cho họ.
Họ bảo cứ cầm lấy, lần sau không phải “báo cáo” nữa”.

Làm cái nghề bồi bàn ở vũ trường này
cho Tuấn một cái nhìn hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài vốn bụi
bặm, vất vả kia. Tuấn trầm ngâm tâm sự: “Mới hay cuộc đời lắm nỗi khổ
đau và cũng lắm kẻ “thừa” tiền. Một đêm bỏ ra vài ba triệu hay chục
triệu ở chỗ này cũng chẳng có gì là ghê gớm với họ cả”.

Công việc đang “xuôi chèo mát mái” thì
cái vũ trường nơi cậu làm bị cháy. Tuấn cho biết: “Nó làm toàn bằng gỗ
nên cháy nhanh, từ lúc mình nghe tin đến khi mọi thứ bị thiêu rụi chỉ
gần hai tiếng. Hôm đó, có hai người chết, toàn nhân viên. Hú hồn, may
là không phải ca của mình”.

Tham vọng kiếm được nhiều tiền trước để
trả nợ, trang trải học phí những năm học còn lại, rồi việc mơ tưởng về
chiếc xe Dreams thay thế con “ngựa sắt” suốt ngày phải sửa chữa là một
lý do lớn thúc đẩy Tuấn tiếp tục tìm nghề mới.

Nhưng còn một lí do nữa, như Tuấn nói:
“Mỗi lần về phòng trọ, hễ rảnh ra là mình lại nghĩ về cô ấy. Nỗi nhớ đã
dịu đi, song vẫn còn đau lắm nên muốn đi làm để đỡ buồn”.

Tuấn xin vào làm chân bồi bàn, chạy bài
hát trong một quán karaoke cũng gần hồ Tây. Cậu làm ca tối từ 6 giờ
chiều đến 12 giờ đêm. Sáng thì theo chân anh chủ nhà trọ đi lắp đặt
điện nước. Một ngày, cậu chỉ có 6 tiếng để vừa ăn, ngủ, tắm giặt.

“Trước thấy nó chơi mình cũng sợ, giờ
nó đi làm mình cũng sợ. Sợ nó làm vất quá mà gục lúc nào cũng nên” –
Nam, bạn cùng phòng với Tuấn thở dài chia sẻ.

https://cnty35.1talk.net

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết