Tại diễn đàn “Quản lý thích ứng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng Bằng sông Cửu Long” mới đây, các nhà khoa học bàn những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sự nghiệp phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cuộc họp lần 3 của Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên&Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề “Quản lý thích ứng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý thích ứng đối với những vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống và ứng phó với biến đổi khí hậu trong sự nghiệp phát triển bền vững vùng ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung.
Tại Bến Tre, trong ngày đầu tiên của diễn đàn lần thứ 3, nhiều báo cáo tham luận liên quan tới các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản), văn hóa và môi trường tự nhiên của ĐBSCL đã được trình bày với nhiều phản hồi, thảo luận từ phía các đại biểu tham dự.
Đặc biệt, diễn đàn không chỉ thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế mà còn cả của người dân và cán bộ địa phương tới giới thiệu các mô hình nông thôn mới có tính thích ứng cao như mô hình nông lâm, thủy sản và du lịch bền vững. Ngoài ra, vấn đề thích ứng của ĐBSCL đối với biến đổi khí hậu cũng là một trong những trọng tâm của các chủ đề thảo luận.
Ông Hoàng Việt, chuyên gia bảo tồn nước ngọt của WWF Việt Nam, chia sẻ: “Sau ba năm tổ chức, diễn đàn đã thực sự là một nơi để tất cả mọi người, từ nhà khoa học, chuyên gia cho đến những người dân lao động địa phương, chia sẻ những mối quan tâm, những vấn đề đáng lo ngại hiện nay tại khu vực ĐBSCL. Những ý kiến tham luận và đóng góp của các đại biểu trong diễn đàn sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích và thiết thực cho các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách khi đưa ra những quyết định quan trọng cho khu vực.”
Trong ngày thảo luận tiếp theo, diễn đàn sẽ tiếp tục thảo luận về các giải pháp, định hướng dành cho các vấn đề cấp bách hiện nay trong khu vực với sự tham gia chủ yếu là các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách, doanh nghiệp. Đồng thời, phương hướng và kế hoạch thực hiện việc xây dựng hồ sơ khu dự trữ sinh quyển cửa sông châu thổ thuộc ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Sóc Trăng cũng sẽ được thống nhất trong cuộc họp lần này.
Theo các nhà khoa học, mực nước biển tại Việt Nam sẽ dâng cao khoảng 1 mét trong thế kỷ tới. Nếu không có biện pháp chống lũ lụt bổ sung thì hàng năm, khoảng 90% khu vực ĐBSCL sẽ bị ngập lụt. Chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý vùng ven biển và lưu vực sông Cửu Long, đồng thời cho đây là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững và đó cũng là lý do Việt Nam đã sớm thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu&Nước Biển dâng.
Dưới sự ủng hộ của ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và sự hợp tác chặt chẽ giữa Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người&Sinh quyển (MAB/UNESCO) và ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng ĐBSCL, diễn đàn đã thu được những kết quả tích cực từ lần tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 tại thành phố Cần Thơ và lần thứ hai tại tỉnh Kiên Giang năm 2010.
Diễn đàn Bảo tồn ĐBSCL là một sáng kiến của WWF, được tổ chức thường niên, nhằm “Thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào quá trình ra quyết định về quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và văn hoá vì sự phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo sinh kế của người dân nông thôn, bảo tồn tính toàn vẹn của các hệ sinh thái đất ngập nước trong khu vực
Cuộc họp lần 3 của Diễn đàn Bảo tồn Thiên nhiên&Văn hoá vì sự Phát triển Bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề “Quản lý thích ứng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý thích ứng đối với những vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống và ứng phó với biến đổi khí hậu trong sự nghiệp phát triển bền vững vùng ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung.
Tại Bến Tre, trong ngày đầu tiên của diễn đàn lần thứ 3, nhiều báo cáo tham luận liên quan tới các vấn đề trong lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản), văn hóa và môi trường tự nhiên của ĐBSCL đã được trình bày với nhiều phản hồi, thảo luận từ phía các đại biểu tham dự.
Đặc biệt, diễn đàn không chỉ thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế mà còn cả của người dân và cán bộ địa phương tới giới thiệu các mô hình nông thôn mới có tính thích ứng cao như mô hình nông lâm, thủy sản và du lịch bền vững. Ngoài ra, vấn đề thích ứng của ĐBSCL đối với biến đổi khí hậu cũng là một trong những trọng tâm của các chủ đề thảo luận.
Ông Hoàng Việt, chuyên gia bảo tồn nước ngọt của WWF Việt Nam, chia sẻ: “Sau ba năm tổ chức, diễn đàn đã thực sự là một nơi để tất cả mọi người, từ nhà khoa học, chuyên gia cho đến những người dân lao động địa phương, chia sẻ những mối quan tâm, những vấn đề đáng lo ngại hiện nay tại khu vực ĐBSCL. Những ý kiến tham luận và đóng góp của các đại biểu trong diễn đàn sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích và thiết thực cho các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách khi đưa ra những quyết định quan trọng cho khu vực.”
Trong ngày thảo luận tiếp theo, diễn đàn sẽ tiếp tục thảo luận về các giải pháp, định hướng dành cho các vấn đề cấp bách hiện nay trong khu vực với sự tham gia chủ yếu là các nhà khoa học, nhà quản lý và hoạch định chính sách, doanh nghiệp. Đồng thời, phương hướng và kế hoạch thực hiện việc xây dựng hồ sơ khu dự trữ sinh quyển cửa sông châu thổ thuộc ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Sóc Trăng cũng sẽ được thống nhất trong cuộc họp lần này.
Theo các nhà khoa học, mực nước biển tại Việt Nam sẽ dâng cao khoảng 1 mét trong thế kỷ tới. Nếu không có biện pháp chống lũ lụt bổ sung thì hàng năm, khoảng 90% khu vực ĐBSCL sẽ bị ngập lụt. Chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý vùng ven biển và lưu vực sông Cửu Long, đồng thời cho đây là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững và đó cũng là lý do Việt Nam đã sớm thông qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu&Nước Biển dâng.
Dưới sự ủng hộ của ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và sự hợp tác chặt chẽ giữa Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người&Sinh quyển (MAB/UNESCO) và ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng ĐBSCL, diễn đàn đã thu được những kết quả tích cực từ lần tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009 tại thành phố Cần Thơ và lần thứ hai tại tỉnh Kiên Giang năm 2010.
Diễn đàn Bảo tồn ĐBSCL là một sáng kiến của WWF, được tổ chức thường niên, nhằm “Thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan vào quá trình ra quyết định về quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và văn hoá vì sự phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo sinh kế của người dân nông thôn, bảo tồn tính toàn vẹn của các hệ sinh thái đất ngập nước trong khu vực