Chăn Nuôi Thú Y K35 A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp Chăn Nuôi Thú Y K35 (2009-2013) Trường Đại Học Cần Thơ

Chào mừng bạn đến với diễn đànhttps://cnty35.1talk.net, http://cnty35.tk lớp chăn nuôi thú y k35a1 hãy Đăng Kí để chia sẻ cùng chúng tôi !!!(^_^)XXX(*_*)

You are not connected. Please login or register

Biến đổi khí hậu

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Biến đổi khí hậu Empty Biến đổi khí hậu Mon Jun 06, 2011 8:38 pm

Admin

Admin
Admin

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: khí hậu biến đổi, nhiệt độ quả đất đang nóng lên, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinh cảnh đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài ngày càng gia tăng, sức ép của công nghiệp hoá và thương mại toàn cầu ngày càng lớn, trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, nhanh chóng, thuận lợi. Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế giới và cả nước ta, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường.
Biến đổi toàn cầu gồm có nhiều lĩnh vực: lý sinh học, khí hậu, kinh tế, xã hội, dân số, thể chế, thông tin, văn hoá, v.v… ? đây tôi muốn nói về một số khía cạnh của biến đổi toàn cầu mà phần chính là do các hoạt động của con người gây ra và có liên quan nhiều đến môi trường thiên nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang khai thác để tồn tại và phát triển.
Tài nguyên thiên nhiên trong đó có nguồn tài nguyên sinh học hay nói một cách tổng thể hơn là đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của các dân tộc, dù ở thời đại nào hay ở địa phương nào trên thế giới. Biến đổi toàn cầu đang có xu hướng ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên thiên nhiên, giảm sút chất lượng môi trường ngày càng rõ ràng ở khắp mọi nơi. Để phát triển bền vững, có lẽ chúng ta cần phải lưu ý hơn nữa đến vấn đề biến đổi toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu toàn cầu, phải xem tác động của biến đổi toàn cầu là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển để có những biện pháp kịp thời làm giảm bớt những tổn thất gây ra do những tác nhân mà nhiều nhà khoa học đã tin rằng đó là hậu quả của biến đổi toàn cầu mà không thể ngăn chặn ngay được .
Sự biến đổi toàn cầu ảnh hưởng đến các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể là: Thay đổi lý sinh học: Con người đã làm thay đổi một cách cơ bản Trái đất bằng các hoạt động của mình:
- Làm cho các hệ sinh thái và sinh cảnh bị biến đổi và phân mảnh. Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Diện tích các vùng hoang dã đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ thứ 18 và 19 cộng lại. Tất cả những điều đó đã gây nên những sự mất mát về đa dạng sinh học trên thế giới một cách nghiêm trọng không thể nào đảo ngược được, trong đó có khoảng 10 đến 30% số loài chim, thú và bò sát hiện đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng sự biến đôi khí hậu, biến đổi của các hệ sinh thái, như suy thoái rừng, sẽ gây thêm bệnh tật cho con người, như bệnh sốt rét, bệnh tả, và cả nguy cơ bùng nổ của nhiều bệnh mới. Bảo vệ rừng không chỉ có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học mà còn để cung cấp nước ngọt và giảm bớt khí CO2 phát thải. (Chương trình Đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái, Millenium Ecosystem Assessment (MA) Synthesis Report, 2005).
- Thay đổi chu trình thuỷ văn. Các hoạt động của con người đã làm giảm sút một cách đáng kể số lượng và chất lượng nguồn nước ngọt của thế giới. Các hoạt động thiếu quy hoạch hợp lý như ngăn sông, đắp đập, chuyển đổi đất ngập nước, mất rừng, gây ô nhiễm, đồng thời nhu cầu ngày càng tăng nhanh và nhiều của con người về nguồn nước ngọt đã làm thay đổi các dòng nước tự nhiên, thay đổi quá trình lắng đọng và làm giảm chất lượng nước. Tất cả những điều đó đều tác động tiêu cực lên sự phát triển, làm suy giảm đa dạng sinh học, lên chức năng của các hệ thống thuỷ vực trên thế giới.
- Sự xâm nhập của các loài ngoại lai đang tăng lên với tốc độ đáng lo ngại do tăng nhanh các hoạt động buôn bán hàng hoá và các loài sinh vật một cách rộng rãi trên thế giới. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai (như ốc bươu vàng hay cây mai dương ở nước ta) hiện đang là mối đe dọa lớn nhất lên tính ổn định và đa dạng của các hệ sinh thái, chỉ sau nguy cơ mất sinh cảnh. Các đảo nhỏ và các hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt là những nơi bị tác động nhiều nhất.
- Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 -10.000 lần (MA 2005) . Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều.
Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đo có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi. Sự phân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền (Smith và Darwall 2006, Stein và cs. 2000). Nghề khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức ( GEO 4, 2007).
Nguyên nhân mất mát đa dạng sinh học chính là mất nơi sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách; khai thác quá mức các loài hoang dã; xâm nhập của các loài ngoại lai; ô nhiễm; và thay đổi khí hậu toàn cầu hiện nay được xem là một nguyên nhân nghiêm trọng chưa thể lường trước được. Sự giảm bớt số các loài được nuôi trồng, đồng thời đã làm giảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên Trái đất của các hệ sinh thái – như nguồn nước ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh tự nhiên đã bị suy thoái hay sử dụng một cách không bền vững. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng tác động tiêu cực của những suy thoái nói trên sẽ phát triển nhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp tới. (Hans van Ginkel, 2005).
Biến đổi khí hậu toàn cầu : Ngoài những những biến đổi lý sinh học nói trên, hiện nay chúng ta còn đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề bức xúc gây ra do khí hậu của Trái đất đang tăng lên một cách đột ngột do sự thay đổi thành phần hoá học của khí quyển, trong tình trạng mất mát đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái như báo cáo của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) 2001, 2007 và MA, 2005 đã nêu lên.
Mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu toàn cầu
Như chúng ta đã biết, khí hậu của Trái đất không bao giờ hoàn toàn ổn định và không thay đổi. Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu ngày nay hết sức khác thường và diễn ra với tốc độ quá nhanh chóng. Hơn nữa hầu hết các nhà khoa học đã thống nhất cho rằng sự biến đổi ngày nay phần chính là do hoạt động của con người, chủ yếu là đốt quá nhiều nhiên liệu hoá thạch và phá rừng. Bằng cách đốt nhiên liệu hoá thạch mà loài người đã chuyển một lượng lớn các bon đã được tích luỹ qua hàng triệu năm trong thạch quyển vào khí quyển. Nguồn nhiên liệu hoá thạch đó được hình thành từ các chất hữu cơ (chủ yếu là các loài dương xỉ) rất phát triển tại các vùng đầm lầy và vùng biển vào kỉ Cacbon để tào thành than đá, dầu và khí thiên nhiên. Dòng các bon từ kho tích luỹ thạch quyển chuyển vào khí quyển thành lượng khí CO2 rất lớn là nguyên nhân chính (thành phần chính của khí nhà kính) làm cho khí hậu toàn cầu ấm lên một cách nhanh chóng. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động xấu lên các hệ sinh thái, lên sự phát triển của các loài và lên cuộc sống của hàng tỷ người trên Trái đất, trong đó có nhân dân Việt Nam. Thực ra, sự biến đổi khí hậu đã bắt đầu từ lâu, nhưng từ cuối thế kỷ thứ 18, sự nhiễu loạn các hệ tự nhiên của Trái đất, được khảng định phần lớn là do hoạt động của con người, đã tạo nên một kỷ nguyên mới, mà tiến sĩ Crutzen P.J. , giải thưởng Nobel về hóa học 1995 đã gọi là “ Kỷ nguyên con người” (Crutzen, P.J. 2002).
Để thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu tôi xin được nêu lên một số ý kiến mà hơn 20 nhà khoa học hàng đầu của thế giới về môi trường tham gia Hội thảo quốc tế GEA 05 (Global Environmental Action) về Biến đổi Khí hậu toàn cầu và Tác động của nó đến Phát triển Bền vững, tổ chức trong hai ngày 15-16 tháng 10, 2005 tại Tokyo, đã nêu lên, mà tôi có vinh dự được tham gia với tư cách là đại diện cho các nước đang phát triển.
Do hệ thống khí hậu trên thế giới hết sức phức tạp, nhiều chi tiết và tính chất của biến đổi chưa được rõ ràng và cần nghiên cứu thêm, nhưng hầu hết các nhà khoa học đã khảng định là khí nhà kính phát thải vào khí quyển do hoạt động của con người đã làm cho khí hậu quả đất nóng lên. Hội thảo đã đồng tình với báo cáo của IPCC 2001 là “ sự tăng nhiệt độ Trái đất quan sát được trong 50 năm qua là một bằng chứng mới lạ, được khảng định là do ảnh hưởng của các hoạt động của con người” và cho rằng các hiện tượng bất thường về khí hậu sẽ tăng về tần số, cường độ và thời gian, như số ngày nóng sẽ nhiều hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn, các đợt mưa to sẽ nhiều hơn, số ngày lạnh sẽ ít hơn trong những năm sắp tới. Báo cáo của IPCC 2007 cũng đã khảng định tình hình đó. Mặc dầu đã có sự khảng định của cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới, nhưng rất tiếc còn có nhiều người, mà trước tiên là những người không làm khoa học (nonscientists) đã không để ý đến hay phản đối các kết luận trên, trong đó có nhiều người Mỹ (Jay Withgott, Scott Brennan 2006).
Chúng ta cũng đã nhận thấy rằng hậu quả do thay đổi khí hậu gây ra sẽ không đồng đều trên thế giới: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các vùng khác. Mức độ thay đổi khí hậu cũng sẽ tuỳ thuộc vào từng vùng khác nhau, tuy nhiên tất cả các vùng trên thế giới đều có thể bị tác động nhiều hay ít, nhưng hậu quả lớn nhất sẽ là ở các vùng nhiệt đới, nhất là tại các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á (Crutzen P.J., 2005). Thiên tai trong những năm qua đã xẩy ra tại nhiều nước trên thế giới, nhưng ở đâu, những người nghèo và nước nghèo cũng phải chịu đau khổ nhiều nhất.
Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học
Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng là nơi chính tích luỹ trở lại nguồn khí CO2 phát thải ra để tạo thành chất hữu cơ. Trong lúc đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để làm nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng nhà cữa, thành phố. Sự tàn phá rừng đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp tăng thêm khí CO2 vào khí quyển, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.
Ngoài những tư liệu về sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo IPCC 2001 cũng đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ mặt đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế của các đặc điểm đó của Trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật, và đến sự phát triên kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ 20 đã tăng lên trung bình 0,6 độ C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng chảy làm cho mức nước biển dâng lên. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy hàng trăm loài thực vật và động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố và thời gian của chu kỳ sống của chúng để thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Những phát hiện này và một số phát hiện khác nữa đã được rút ra từ kết quả của hàng nghìn công trình nghiên của nhiều chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực có liên quan, trong nhiều năm và trên nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sau đây là một số kết luận chính:
• Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên vùng cao hơn;
• Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bác cầu.
• San hô bị chết trắng ngày càng nhiều.
Chúng ta cũng đã biết rằng các loài sinh vật, muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp, trong một sinh cảnh tương đối ổn định: về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v... và cộng đồng các loài sinh vật trong sinh cảnh đó. Chỉ một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi, sự phát triển của loài sinh vật đó sẽ bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài đó bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít.
Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên 1,8 độ C đến 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn, và do nhiệt độ nước biển ấm lên, rồi bị dãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm và tất nhiên nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ. Nước biển dâng lên nhiều hay ít, còn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng, sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập giết chết các loài thực vật. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa thì các dòng nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất, và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học. Tuy nhiệt độ trái đất trong thời gian qua chỉ mới tăng lên trung bình khoảng 1 độ C, nhưng do phân bố nhiệt độ lại không đều theo thời gian và không gian, có vùng nóng lên rất cao, có thể cao hơn 10 độ, nhưng có vùng nhiệt độ lại thấp hơn mức bình thường. Hiện cũng chưa có thống kê có bao nhiêu loài đã bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Cũng phải nói thêm rằng, riêng nhiệt độ mặt đất tăng hay giảm, hay mức nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc tác động lên sinh vật như hạn hán, thiều thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái v.v... Riêng về sức khoẻ con người thì những đợt nóng xẩy ra vào tháng tám năm 2003 ở châu Âu đã gây tử vong đến 35 000 người đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Hơn một tháng rét bất thường ở bắc Việt Nam vừa qua, cũng có thể là hậu quả của nóng lên toàn cầu, đã làm chết hơn 53 000 gia súc, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chưa nói đến thiệt hại về lúa, các hoa màu khác và các cây con hoang dã ở các vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền, liệu còn khả năng sống sót không, hiện chưa biết.
Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học Việt Nam
Việt nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong những năm qua, hậu quả nặng nề mà đất nước ta phải đối mặt với bão lụt, hạn hán, và hiện nay là hậu quả do rét đậm rét hai kéo dài 38 ngày chưa từng có trong lịch sử, cũng có thể là do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra cho đất nước ta và nhân dân ta ngày càng rõ ràng, trong đó có cả tác động lên đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, nhưng chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc. Rồi đây nhiệt độ mặt đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển cũng sẽ cao hơn. Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, ở Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước Việt Nam, chúng ta có thể dự kiến hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng cả nước.
• Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. 1) Mức nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. 2) Khi mức nước biển dâng lên cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng mức quốc gia, sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập sâu và nội địa, giết chết nhiều loài động và thực vật nước ngọt của hệ sinh thái quan trong này và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của nhiều vùng. 3) 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (theo kết quả đánh giá của ICEM).
• Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rặng san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng và đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra.
• Nước ta có đa dạng sinh học cao, nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biến đổi khí hậu, cùng với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trong hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít.
Chúng ta nên làm gì để đáp ứng biến đổi khí hậu toàn cầu
Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành Chương trình nghị sự 21 về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( Số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004). Trong phần 4: Những lĩnh vực sử dụng Tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên nhằm phát triển bền vững đã có mục IX. : Thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.
Tác động của biến đổi khí hậu trong những năm qua không loại trừ đất nước nào, dầu cho nước đó không góp nhiều vào nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu bằng các nước khác. Riêng nước ta, trong những năm gần đây hạn hán, mưa lũ, sụt lở đất, lũ quét dồn dập xẫy ra, nhất là năm nay (2007) đã gây thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng, nhà cữa, đê mương, đường sá và nhiều cơ sở hạ tầng khác, ruộng vườn và hoa màu, gia súc và thuỷ sản ở nhiều tỉnh đồng bằng và miền núi của cả nước, cũng có phần tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Như đã cảnh báo, rồi đây chắc chắn rằng hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ còn lớn hơn, nhiều hơn, nặng nề hơn mà chúng ta không thể tránh khỏi và hậu quả sẽ khó lường trước được. Điều có thể dự kiến trước đối với đất nước chúng ta là mưa sẽ nhiều hơn, lũ lụt, xói mòn, sụt lở đất, lũ quét, cháy rừng, hạn hán sẽ xẩy ra thường xuyên hơn (do rừng bị tàn phá quá nhiều), bão cũng sẽ mạnh hơn. Chúng ta đã và đang có nhiều cố gắng để thực hiện những biện pháp để làm giảm nhẹ ảnh hưởng của các loại thiên tai, cả bằng khoa học kỷ thuật và các biện pháp xã hội. Nhưng những biện pháp của chúng ta đề ra chỉ mới dừng lại tại mức độ thiên tai cao nhất, hay hơn chút ít mà nước chúng ta đã trải qua trong lịch sử. Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay là chưa có chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với sự tiến triển hết sức khẩn trương của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hậu quả về biến đổi khí hậu toàn cầu rồi đây sẽ lớn hơn nhiều và sẽ có nhiều thiên tai bất thường xẩy ra, mà chúng ta chưa lường trước được. Đó là chưa nói đến về hậu quả của mức nước biển có thể sẽ dâng cao khoảng 0,30 đến 0,90 mét và sự kết hợp giữa nước biển dâng cao và bão lớn đối với vùng bờ biển và hai vùng đồng bằng rộng lớn, nơi có đông dân cư nhất và cũng là nơi nền kinh tế phát triển nhất, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà chỉ mới do triều cường vào tháng 10 và 11 vừa qua (2007) đã làm cho gần nửa diện tích thành phố bị ngập nước.
Để phát triển bền vững, trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài của toàn đất nước và từng vùng, chúng ta phải sớm đặt vần đề biến đổi khí hậu toàn cầu là nhân tố quan trọng đế cân nhắc một cách nghiêm túc. Trong xây dựng quy hoạch phát triển, chúng ta cũng cần cùng một lúc chú ý cả việc làm giảm nhẹ và phòng chống như đã ghi trong Chương trình nghị sự 21 mà còn cả thích nghi nữa.
Với tính chất nghiêm túc và cấp bách của vấn đề, nhà nước cần sớm tổ chức một cơ quan chuyên trách có đủ năng lực để nghiên cứu về Biến đổi khí hậu toàn cầu và Phát triển bền vững, sớm đề xuất những ý kiến xác đáng, chính xác và khả thi về phát triển kinh tế và xã hội một cách lâu dài trong bối cảnh biến đổi toàn cầu mới, trong đó cần lưu ý đúng mức đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, vốn tài nguyên quý giá của đất nước ta cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc một cách bền vững.
Trong lúc chờ đợi những ý kiến về chiến lược, chính sách, quy hoạch mới như nói trên, chúng ta cũng nên rà soát lại những công trình xây dựng dự kiến sắp tới đã phù hợp chưa, nhất là những công trình gần bờ biển, bờ sông, những vùng thấp, trũng, vấn đề quy hoạch dân cư tại các vùng đó. Cũng cần thúc đẩy mạnh hơn việc bảo vệ rừng và trồng rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định, sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, những vấn đề mà hình như chúng ta, kể cả các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức tầm quan trọng của những vấn đề này trong phát triển bền vững, mà còn thiên quá nhiều vào phát triển kinh tế, tăng cường tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xoá đói giảm nghèo.
Để mọi việc được thuận lợi, cần sớm tổ chức nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu dựa trên cơ sở cộng đồng vì công việc chỉ thành công mỗi khi được đa số nhân dân thực hiện một cách tự giác, có hiểu biết và có trách nhiệm. (Võ Quý, 2005)

https://cnty35.1talk.net

2Biến đổi khí hậu Empty Re: Biến đổi khí hậu Mon Jun 06, 2011 8:39 pm

Admin

Admin
Admin

Việt Nam góp phần tích cực chống biến đổi khí hậu
Xem tin gốc
VietnamNet - 14 tháng trước 42 lượt xem

"Ngân hàng Thế giới (WB) vô cùng hân hạnh khi là đối tác quan trọng của Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID) 2010. Thông qua sự kiện này, chúng tôi mong muốn được học hỏi, chia sẻ thông tin về những ý tưởng sáng tạo, những sáng kiến cũng như giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm thiểu phát thải khí nhà kính".
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Hết hồn du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Lão nghệ sĩ đường phố 70 tuổi chịu chơi nhất Sài thành

Teen và những sòng bạc “chìm” trong lớp

Đó là khẳng định của bà bà Victoria KwaKwa, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam tại lễ khai mạc VID 2010, diễn ra sáng nay tại Khách sạn Horizon, 40 Cát Linh, Hà Nội.

Cần hành động ngay vì cuộc sống của chúng ta

Bà Victoria KwaKwa cho biết, chủ đề "Biến đổi khí hậu" của VID 2010 như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề BĐKH. Bà nhấn mạnh, ứng phó với BĐKH hiện là một trong những thách thức chủ yếu đối với tiến trình phát triển của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những tác động nghiêm trọng do BĐKH đang đe dọa tới mục tiêu giảm nghèo cũng như các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

"Tôi tin rằng những ý tưởng sáng tạo của các bạn tham gia VID 2010 sẽ giúp ích cho Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống BĐKH hiện nay"- bà Victoria KwaKwa nói. Bà cho biết, sau 7 năm tổ chức liên tục, chương trình VID 2010 tại Việt Nam đã đạt được 4 kỷ lục gồm: Số lượng dự án đăng ký tham gia lớn nhất (261 dự án); 61 dự án được lọt vào vòng chung kết; số lượng ban giám khảo và số cam kết tài chính cho các dự án cao nhất từ trước tới nay. Bà tin tưởng rằng Ban giám khảo sẽ làm việc công tâm để lựa chọn những dự án hay nhất trong số 61 dự án để trao giải vào ngày mai.

Là một trong những nhà tài trợ đóng góp nhiều vào thành công của chương trình VID từ năm 2003 đến nay, Đại sứ Vương quốc Đan Mạch tại Việt Nam Peter Lysholt Hansen cũng bày tỏ vui mừng khi 6 lần tham dự: "Chương trình VID 2010 tại Việt Nam là sự kiện vô cùng đặc biệt với tôi. Đây là cơ hội để tôi gặp gỡ các quý vị - những người chưa bao giờ có cơ hội gặp. Với tư cách là nhà tài trợ, thành viên ban giám khảo, tôi rất vui mừng khi có tới 261 dự án đăng ký dự thi, và 61 dự án được lọt vào vòng chúng kết. Trong 61 dự án vào vòng chung kết, không phải tất cả đều đoạt giải, nhưng có thể nói rằng những ai có dự án tham gia đều chiến thắng bởi các bạn đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với vấn đề BĐKH".

Đại sứ nhấn mạnh rằng, BĐKH đang trở thành thực tế ở Việt Nam, vì thế việc tìm giải pháp đối phó với BĐKH là đòi hỏi cấp thiết với mỗi quốc gia, cần có hành động cụ thể. Nếu không có những biện pháp ứng phó kịp thời, nhiều vùng đất của Việt Nam sẽ bị nhấn chìm do tác động của BĐKH.

Đồng thời, Đại sứ đánh giá cao những giải pháp, kế hoạch của Chính phủ Việt Nam thời gian qua nhằm ứng phó với thách thức của BĐKH. Ông khẳng định, một mình Chính phủ Việt Nam - trong đó cơ quan thực thi là Bộ Tài nguyên và Môi trường - không thể giải quyết được hết thách thức của BĐKH, mà đòi hỏi sự hợp tác, đồng thuận cao của các bộ, ngành liên quan và mọi người dân. Vì thế ông kêu gọi tất cả mọi người dân hãy hành động ngay từ bây giờ vì cuộc sống của chúng ta.

Việt Nam là quốc gia dễ tổn thương do BĐKH

Cùng quan điểm với Giám đốc quốc gia WB Victoria KwaKwa và Đại sứ Peter Lysholt Hansen, bà Fiona Louise Lappin, Trưởng Đại diện Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) tại Việt Nam bày tỏ vui mừng khi lần thứ hai được tham gia Chương trình VID.

"Việt Nam là quốc gia rất dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH và các bạn cần có những giải pháp ứng phó với vấn đề này. Các nhà khoa học trên thế giới đã cảnh báo, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Theo đó, một phần lớn diện tích đồng bằng Sông Cửu Long, duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng sẽ bị nước biển nhấn chìm trong tương lai. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng thời tiết cực đoan, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc như: mưa cực lớn, lụt lội đặc biệt lớn, "siêu bão" diễn biến bất thường...".

Bà cho biết, các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam vừa được Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố cũng nêu rõ những thách thức rất lớn đang chờ đợi chúng ta ở phía trước: Vào cuối thế kỷ 21 mực nước biển sẽ dâng cao thêm 75cm, nền nhiệt độ tăng cao thêm 2,3 độ C so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, kéo theo một loạt các hệ quả nghiêm trọng như 1/3 diện tích đất đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị ngập nước, mưa bão bất thường...

Bên cạnh đó, bà đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, trong đó kêu gọi toàng thể người dân, các bộ ngành, các tổ chức nước ngoài, các nước trên thế giới chung tau cùng với Việt Nam triển khai các hoạt động có hiệu quả cao nhất nhằm thích ứng và giảm thiểu tác hại do BĐKH và nước biển dâng gây ra. Trong bối cảnh đó, việc WB lựa chọn chủ đề cho VID năm nay là "Biến đổi khí hậu" có ý nghĩa rất to lớn, không chỉ góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu mà còn kêu gọi, khuyến khích các cá nhân, tổ chức hiến kế bằng những dự án cụ thể trong việc thích ứng và giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng gây ra.

Nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo

Ông Nguyễn Hồng Ngân, đại diện Ban tổ chức VID 2010 cho biết, vòng chung kết diễn ra dưới hình thức là một hội chợ ý tưởng, nơi tất cả đại diện của các đề án vào vòng chung kết được mời đến Khách sạn Horizon Hà Nội để trưng bày và trình bày ý tưởng của mình cho ban giám khảo vòng chung kết. Ban giám khảo vòng chung kết sau đó sẽ quyết định các đề án được nhận giải thưởng của chương trình để thực hiện. Dự kiến sẽ có khoảng 30 giải thưởng, mỗi giải có giá trị lên tới 270 triệu đồng Việt Nam.

Chương trình VID 2010 bao gồm hai phần chính: Cuộc thi sáng tạo là một cuộc thi qua đó các tổ chức có những sáng kiến hay nhất giúp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH sẽ nhận được nguồn vốn ban đầu để thực hiện sáng kiến. Song song với cuộc thi, diễn đàn chia sẻ kiến thức và thảo luận mở về chủ đề "ứng phó với biến đổi khí hậu’’ tại Việt Nam cũng được tổ chức sáng 6-5 nhằm tăng cường sự hiểu biết về khung pháp lý và chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các các hành động ứng phó cũng như khuyến khích sự vào cuộc của các thành phần khác, nhất là khu vực tư nhân và các bên liên quan ở cấp cơ sở vào việc thực hiện các ý tưởng giảm khí nhà kính và giảm mức độ tác động của BĐKH.

Đây là chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2003 đến nay. Trong đó, chủ đề mỗi năm được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo ý kiến rộng rãi về các vấn đề được công chúng quan tâm nhằm khuyến khích phát triển và giảm nghèo như: Hành động vì cuộc sống an toàn hơn (2003), Các sáng kiến phòng chống HIV/AIDS (2004), Hành động vì môi trường (2005), Sáng tạo vì trẻ em và thanh thiếu niên thiệt thòi (2006), An toàn giao thông (2007) và của năm 2008 là "Vệ sinh an toàn thực phẩm". “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng” (2009).

https://cnty35.1talk.net

3Biến đổi khí hậu Empty Re: Biến đổi khí hậu Mon Jun 06, 2011 8:46 pm

Admin

Admin
Admin

Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí - lợi ích cho biến đổi khí hậu
Thứ hai, 30 Tháng 11 2009 03:18
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mang tính đặc trưng riêng, đó là những vấn đề liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, tính chất khắc nghiệt của thời tiết, làm đảo lộn mùa gây nhiễu loạn…
Đặt vấn đề.
Trong việc đưa ra các chính sách công, người ra quyết định thường phải cân nhắc lựa chọn giữa cái giá phải trả cho thực hiện chính sách và lợi ích thu về từ chính sách đó mang lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự lựa chọn quyết định của các nhà ra chính sách gặp rất nhiều khó khăn vì những sự lựa chọn mang tính chất định tính hay trực quan, thiếu một tính toán có tính định lượng, cũng tương tự như vậy đối với vấn đề biến đổi khí hậu, để thích ứng với biến đổi khí hậu và đưa ra những chính sách nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu về, thường những đề xuất định tính khó thuyết phục người ra quyết định, nhưng nếu có một tính toán cho thấy được lợi ích ròng của việc ra quyết định, hay hiệu quả của việc chi phí đó sẽ dễ thuyết phục nhà quản lý hay người làm chính sách. Phân tích chi phí-lợi ích-CBA (Cost-Benefit Analysis) là công cụ kỹ thuật cho phép đưa ra một tính toán định lượng, quy đổi tất cả các chi phí và lợi ích về một đơn vị đo lường thống nhất là giá trị tiền tệ giúp cho người ra quyết định dễ dàng lựa chọn phương án của mình trong quyết định chính sách công và đối với những chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu. Như vậy thông qua phân tích chi phí-lợi ích, một chính sách hay một hoạt động được thực hiện khi và chỉ khi lợi ích của chính sách hay hoạt động đó thu về lớn hơn so với chi phí bỏ ra. Trong trường hợp có nhiều chính sách hay hoạt động phải lựa chọn trong hoàn cảnh nguồn lực có hạn thì chính sách hay hoạt động nào có lợi ích ròng lớn nhất sẽ được lựa chọn.
I. Phân tích chi phí-lợi ích với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hâu.
Đối với biến đổi khí hậu, CBA có thể đóng góp cho những câu hỏi trọng tâm mà các nhà hoạch định chính sách đang đòi hỏi cần phải giải quyết như (1) Nên giảm bao nhiêu lượng khí thải (GHGs) gây hiệu ứng nhà kính hiện nay để tránh những thiệt hại trong tương lai do biến đổi khí hậu? (2) Khi nào nên giảm bớt khí xả thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ mang lại hiệu quả nhất?(3) Làm thế nào để giảm bớt xả thải khí gây hiệu ứng Nhà kính? (4) Những ai phải giảm bớt khí xả thải gây hiệu ứng nhà kính. Như vậy để trả lời 4 câu hỏi này, CBA có thể thực hiện 3 câu hỏi đầu và câu hỏi thứ tư CBA không có chức năng vì nó mang tính công bằng và hiển nhiên ai xả thải nhiều thì người đó phải có trách nhiệm giảm thải, nó mang tính nguyên tắc và không hề làm phức tạp hoá vấn đề CBA liên quan đến biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mang tính đặc trưng riêng, đó là những vấn đề liên quan đến sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, tính chất khắc nghiệt của thời tiết, làm đảo lộn mùa gây nhiễu loạn…và không còn tuân thủ những quy luật truyền thống mà trước đây con người đã xác định, như vậy những đặc trưng đó liên quan đến những quyết sách mới đòi hỏi con người phải thích ứng và có những biện pháp thích hợp để hạn chế tác động tiêu cực, tận dụng những tác động có tính tích cực. Nhìn nhận trên góc độ kinh tế, liên quan đến CBA phân tích chi phí cơ hội cần được xem xét trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, ngoài ra những vấn đề liên quan khác như nguy cơ tiềm ẩn, tính không thể đảo ngược, tính bình đẳng và các bội số chuẩn cũng cần được tính đến trong phân tích.
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một thuật ngữ rộng có tính kỹ thuật, trước đây nó chỉ được giới hạn trong khuôn khổ phân tích kỹ thuật định lượng cho một dự án và được giới hạn trong một phạm vi địa lý cũng như khoảng thời gian nào đó. Hiện nay nó được phát triển rộng hơn gồm hai khái niệm liên quan là phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân tích tài chính chỉ liên quan đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư, hay người ta thường gọi dạng phân tích này là dựa trên quan điểm cá nhân. Còn phân tích kinh tế không chỉ tính toán đến dòng tiền vào và dòng tiền ra của nhà đầu tư mà còn liên quan đến những tác động tiêu cực và tích cực tới môi trường và xã hội, do vậy dạng phân tích này thường được gọi dựa trên quan điểm xã hội. Như vậy đều là CBA nhưng kết quả phân tích tài chính sẽ có sự khác biệt so với phân tích kinh tế, đây là điểm mấu chốt đòi hỏi các nhà làm CBA cần hết sức lưu ý. Đối với những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu thường sử dụng phân tích kinh tế sẽ phù hợp hơn. Mở rộng CBA, trong nhiều trường hợp, việc định lượng lợi ích do đầu tư mang lại đối với môi trường và xã hội gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể, để khắc phục tồn tại này người ta đã sử dụng phương pháp phân tích đa mục tiêu và phân tích chi phí hiệu quả, trường hợp này vận dụng rất tốt cho biến đổi khí hậu khi lựa chọn công nghệ cho giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhá kinh như CO2 và CH4, bởi lẽ việc tính toán cho giảm một đơn vị phát thải tiến hành dễ dàng nhưng lợi ích của việc giảm thải đó có tính xã hội không thể định lượng được.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp sử dụng CBA là kỹ thuật rất hiệu quả để đưa ra quyết định chính sách ngay, chẳng hạn thông qua các kịch bản của biến đổi khí hậu đã được khẳng định đối với mực nước biển dâng buộc chúng ta phải xây dựng hệ thống đê biển ngăn sự xâm nhập của nước biển trong dài hạn, chi phí và lợi ích cho mỗi kịch bản đều có thể xác định được về giá trị tiền tệ, từ đó chúng ta có thể quyết định nên chọn phương án nào là hiệu quả nhất cho nhà ra quyết định về mặt chính sách.
Trong trường hợp sử dụng CBA cho phân tích biến đổi khí hậu, về cơ bản các chỉ tiêu truyền thống sau đây vẫn được sử dụng:
Gia trị hiện tại ròng (NPV)
Chỉ tiêu này hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng (Net Present Value). Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất). Hai công thức được sử dụng:


hoặc


Phương án được quyết định là phương án có NPV dương, trong trường hợp có nhiều phương án lựa chọn thì phương án nào có NPV lớn nhất sẽ là phương án được ưu tiên để quyết định.
Tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR)

Tỷ lệ lợi ích - chi phí là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí



Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu. Trong trường hợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô bao gồm cả lợi ích môi trường và xã hội, còn chi phí bao gồm vốn cộng với các chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế cũng như những chi phí cho môi trường và xã hội.
Phương án được quyết định là phương án có BCR lớn hơn 1, trong trường hợp có nhiều phương án khác nhau phải lựa chọn thì phương án được quyết định là phương án có BSR lớn hơn 1 lớn nhất.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ k (Internal Rate of Return - IRR) được định nghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau. Hệ số k tương đương với tỷ lệ chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức sau:



Hoặc


IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi.
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tế của dự án.
Tỷ suất này rất nhạy cảm với biến thiên của lãi suất ngân hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn, chính vì vậy nó thường được sử dụng cho phân tích đô nhạy trong CBA.
II. Tính rủi ro, không chắc chắn và không đảo ngược cần lưu ý khi thực hiện CBA đối với biến đổi khí hậu.
Vấn đề cơ bản nhất can thiệp của con người đối với biến đổi khí hậu là giảm khí thải nhà kính thông qua các biện pháp khác nhau như sử dụng năng lượng thay thế, năng lượng tái tạo, duy trì và phát triển trồng rừng.... Người ta cho rằng với việc giảm khí thải nhà kính sẽ hạn chế được sự nóng lên toàn cầu, tuy nhiên mức giảm như thế nào và hiệu quả mang lại vẫn còn là bài toán khó. Những hệ quả kinh tế và xã hội trong tính toán giảm thiểu-phần quyết định trong tính toán chi phí và lợi ích vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Chính vì vậy trong việc đánh giá, dự báo những biến đổi khí hậu cần phải xem xét tới tính không chắc chắn, từ đó sẽ có những chiến lược và chính sách hợp lý hơn. Đối với những phân tích kinh tế có tính tới cả tính không chắc chắn sẽ giúp cho thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong tưong lai giảm bớt những rủi ro. Thông thường rủi ro trong đầu ra của biến ngẫu nhiên thường được mô tả bởi một xác suất gắn với đầu ra đó. Trong một số trường hợp, sự phân phối xác suất được biểu hiện khách quan, trong đó thường đề cập tới rủi ro. Phân phối xác suất chủ quan được thừa nhận nhiều hơn, trong đó đề cập tới tính không chắc chắn.
Khi áp dụng CBA đối với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong đánh giá chính sách thay thế để tối ưu hoá lợi ích ròng sẽ xuất hiện một số dạng không chắc chắn mà người làm CBA cần phải tính tới như sau.
Thứ nhất, tính không chắc chắn trong việc xem xét tỷ lệ khí thải thực tế. Các nghiên cứu về mặt kỹ thuật đều giả thiết về tỷ lệ khí thải hiện nay so sánh với tương lai và cho thấy có sự tiến triển thông thường ngày càng tăng xét từ điểm khởi đầu. Những tính toán về lượng khí CO2 hiện nay do sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hay nạn phá rừng giảm khả năng hấp thụ CO2 là nguồn gôc làm cho tăng lượng khí nhà kinh trong bầu khí quyển. Vậy đối với CBA chọn phương án tỷ lệ nào cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Thứ hai, tính không chắc chắn về giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Liên quan tới vấn đề này là tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa việc ước lượng chi phí trong hệ thống sản xuất điện sử dụng phổ biến nhiên liệu hoá thạch và việc tái tạo rừng.
Thứ ba, tính không chắc chắn về sự liên kết khoa học. Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay trong giới khoa học còn có nhiều tranh cãi, tuy nhiên những biểu hiện thực tế của biến đổi khí hậu đều được xã hội thừa nhận. Do vậy việc thực hiện CBA cũng cần phải lưu ý tới tính khẳng định và tranh luận của các nhà khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu để có tính toán phù hợp.
Thứ tư, tính không chắc chắn trong đánh giá chi phí và lợi ích. Đây là vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng và có phương pháp xác định và tính toán phù hợp. Ví dụ như việc tính toán tác động của mực nước biển dâng và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống đê điều để ngăn chặn dâng cao của nước biển dễ dàng hơn so với tính toán ảnh hưởng tới nông nghiệp hay đa dạng sinh học. Mặt khác việc tính toán thiệt hại do thời tiêt khắc nghiệt và bão lũ đảm bảo chính xác là không đơn giản.
Thứ năm, tính không chắc chắn trong những giả thiết và lựa chọn chính sách. Điều này liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế như ước tính ảnh hưởng của việc thải khí nhà kinh liên quan đến trợ cấp than đá hay điện năng. Đối với mô hình cân bằng chung, cần phải tính tới độ co giãn của hàng hoá thay thế-giá trị của chúng cần sử dụng trong mô phỏng số liệu hoặc dựa trên độ co giãn ước tính qua lịch sử hoặc phán đoán của người làm mô hình. Tính không chắc chắn và sự phù hợp với thực tế.
Thứ sáu, tính không chắc chắn về hiệu quả của chính sách. Điều này cần xem xét tới những tác động của chính sách đưa ra, ví dụ khi sử dụng một mức thuế các bon nhất định sẽ tác động tới sự thay thế nhiên liệu phù hợp hơn, từ đó ảnh hưởng tới biến động của thị trường nhiên liệu liên quan đến khí hiệu ứng nhà kính.
Thư bảy, tính Không chắc chắn trong chi phí và lợi ích tổng hợp. Đối với chi phí và lợi ích tổng hợp có thể là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá những sự lựa chọn của việc giảm thiểu khí nhà kính. Tuy nhiên những chi phí và lợi ích tổng hợp này cũng có những sự lệ thuộc vào tính không chắc chắn đáng kể, do vậy ảnh hưởng tới sự tính toán trong CBA.
Như vậy đối với việc thực hiện CBA liên quan đến biên đổi khí hậu, nếu chúng ta chú ý tới những tính không chắc chắn có thể xảy ra sẽ giúp cho hạn chế được những rủi ro và khả năng phản hồi ngược của kết quả tính toán, giúp cho quyết định chính sách chính xác hơn.
III. Kết luận.
Áp dụng kỹ thuật phân tích chi phí-lợi ích đối với biến đổi khí hậu là nội dung đã được các nhà kinh tế học môi trường bàn đến từ lâu, tuy nhiên việc vận dụng nó chưa nhiều để quyết định chính sách lựa chọn phù hợp với thực tiễn của mỗi nước. Sự hạn chế của vận dụng CBA trong phân tích biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguyên nhân do tính không chắc chắn mà những người làm CBA chưa thể lường hết được. Hơn nữa CBA thường tiến hành ở 3 giai đoạn (trước, trong và sau quá trình diễn ra) để có sự đánh giá và so sánh, tuy nhiên đối với biến đổi khí hậu việc xác định 3 giai đoạn không hề dễ dàng như một chương trình hay dự án. Tuy nhiên CBA sử dụng cho phân tích biến đổi khí hậu xét về mặt khoa học và thực tiễn hoàn toàn có cơ sở, chính vì vậy nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu và mở rộng phạm vi cũng như phân nhánh trong những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu.


PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường

https://cnty35.1talk.net

4Biến đổi khí hậu Empty Re: Biến đổi khí hậu Mon Jun 06, 2011 8:48 pm

Admin

Admin
Admin

iải pháp cho sự biến đổi khí hậu

GIẢI PHÁP CHO SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Những biến đổi khí hậu trong 10 năm gần đây cho thấy diễn biến khí hậu thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho con người, diễn biến khí hậu tự nhiên bất thường, như nhiệt độ ngày càng gia tăng và càng khắc nghiệt hơn , lượng mưa cũng thay đổi không bình thường, những biến đổi về thủy văn như mực nước dâng cao 2cm, diễn biến này cho thấy nguy cơ nước biển ngày càng dâng cao, lấn chiếm vào đất liền và ảnh hưởng nghiêm trọng đất canh tác lúa, vật nuôi cây trồng khác, thường sự biến đổi khí hậu tác động mạnh đến nhóm dể tổn thương thể hiện trầm trọng nhất là trẻ con và người già của nhóm nông dân sống vùng ven biển hay vùng sinh thái tại Đồng Bằng Sông Cữu Long

Về khí hậu hiện nay cho là xấu và bất thường hơn và đồng thời sẽ tệ hơn trong 10-20 năm sắp tới, đã có những lo ngại nhất định về các tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông học, Chăn nuôi thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch, môi trường, tài nguyên đất đai và bảo vệ thực vật ..., do đó các nhà khoa học trường đại học cần thơ và các công sự đã đưa ra các giải pháp như sau:

•· Nhóm Nông Học

o Nghiên cứu biện pháp cải thiện năng suất và chất lượng một số loại rau ăn lá và rau ăn trái quang trọng tại ĐBSCL

o Đặc tính sinh học, sự ra hoa, rụng trái non và biện pháp canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất dừa ta xanh

o Nghiên cứu khả năng chống chịu và biện pháp hạn chế đổ ngã trên lúa và một số cây trồng khác

o Nghiên cứu chọn giống lúa chịu phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

•· Chăn nuôi thú y

o Nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn địa phương trong chăn nuôi thỏ lai và gà ác ở ĐBSCL

o Nghiên cứu phân lập và kiểm tra tính nhạy cảm đối với kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococus aureus trong sữa và môi trường vắt sữa ở một số hộ chăn nuôi bò sữa

•· Công nghệ thực phẩm. công nghệ sau thu hoạch

o Xây dựng mô hình tương quan giữa tính chất vật lý và thành phần hóa học của trái thanh long trong quá trình tăng trưởng và sau thu hoạch

o Ảnh hưởng của xử lý trước thu hoạch kết hợp với bảo quản sau thu hoạch đế chất lượng và thời gian tồn trữ trái cam mật

•· Khoa học đất, môi trường, tài nguyên đất đai và bảo vệ thực vật

o Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quan trắc và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu , tập trung cũng cố hệ thống đê bao liên vùng vá các của song bằng cống hai chiều

o Trồng và bảo vệ diện tích rừng ngập mặn, bảo vệ hệ thống chống xối lỡ bờ biển, xây dựng làng nhà sống chung với mực nước biển dâng cao

o Xây dựng hệ thống canh tác nông lâm ngư thích nghi đê bao cục bộ ngăn ngừa nước biển dân cao

o Các mô hình sinh thái và cung cấp nước sạch nhằm giúp công đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm

o Khảo sát hiệu lực một số loài nấm ký sinh côn trùng trên rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata Muir hại mía

Trên đây là một số nghiên cứu của các nhà khoa học và công sự của trường Đại Học Cần Thơ nhằm khắc phục và hạn chế những tác hại của sự biến đổi khí hâu, nhằm thúc đẩy sự nhận thức của công đồng ven biển về tác động đến sinh kế và sự thích ứng, tăng cường giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của công đồng về biến đổi khí hậu, đồng thời lồng ghép các kiến thức trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cũng như lập kế hoạch sản xuất, một số giải pháp mong muốn nhất được công đồng đề xuất là qui hoạch vùng sản xuất tập trung, được hổ trợ tốt hơn về vốn và kỹ thuật cũng như thông tin trong sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và phong ngừa rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu.

https://cnty35.1talk.net

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết