Chăn Nuôi Thú Y K35 A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Lớp Chăn Nuôi Thú Y K35 (2009-2013) Trường Đại Học Cần Thơ

Chào mừng bạn đến với diễn đànhttps://cnty35.1talk.net, http://cnty35.tk lớp chăn nuôi thú y k35a1 hãy Đăng Kí để chia sẻ cùng chúng tôi !!!(^_^)XXX(*_*)

You are not connected. Please login or register

cơ chế dị ứng thức ăn

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1cơ chế dị ứng thức ăn Empty cơ chế dị ứng thức ăn Mon Mar 07, 2011 2:27 pm

Admin

Admin
Admin

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng MD với dị nguyên gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của các cơ quan

I. Đại cương


1.1. Định nghĩa


Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng MD với dị nguyên gây ra tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của các cơ quan


1.2. Phân loại


1.2.1. Theo các typ quá mẫn


* Typ I:

- Dị nguyên: Phấn hoa, huyết thanh, lông vũ, bụi

- KT: Lưu động hoặc gắn vào TB, IgE, IgG

- LS: Chóang phản vệ, bệnh dư atopi: viêm mũi, sốt mùa, hen phế quản do phấn hoa, mày đay, phù quincke v.v...

- Dị nguyên kết hợp KN trên màng TB mast

-> phân huỷ hạt của TB, giải phóng các chất trung gian.

- Histamin: Co thắt mạch não, đau đầu,chóng mặt, hôn mê

+ Co thắt phế quản: khó thở

+ tăng tính thấm mao mạch phế quản

+ Kích thích tận cùng thần kinh dưới da: ngứa.

+ Suy giảm MD lớn, tụt HA

* Typ II:


- Dị nguyên Haplen hoặc TB gắn trên mặt HC, B

-Kháng thể (IgG): lưu hành trong huyết thanh.

- KN + KT -> hoạt hoá bổ thể -> trên TB (HC)

- Bệnh: Thiếu máu tan huyết, giảm BC, giảm TC do thuốc

* Typ III:


- Dị nguyên: Huyết thanh, hoá chất, thuốc

- KT: Kết tủa IgM, IgG

- Dị nguyên + KT kết tủa -> PHMD

-> hoạt hoá bổ thể ->tổn thương mao mạch cơ trơn

- Bệnh: VKDT, VCT, ban xuất huyết dị ứng, viêm nút quanh ĐM ...

* Typ IV:

- Dị nguyên: VK VR, độc tố VK, 1 số nhỏ là thuốc, hapten tổ chức ...

- KT: Các lympho T mẫn cảm

- Dị nguyên + lympho T mẫn cảm (đại thực bào) -> giảm lymphokin -> rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức trong dị ứng muộn

- Bệnh: Viêm da tiếp xúc, u hạt ...

1.2.2. Theo nguồn gốc và bản chất dị nguyên

- Dị nguyên ngoại sinh

+ Không nhiễm trùng

+ Nhiễm trùng

- Dị nguyên nội sinh

- Dị nguyên có tính kháng nguyên

1.2.3. Theo hệ thống cơ quan bị tổn thương


Da, đường hô hấp, mắt, dạ dày – ruột, gan, thận, toàn thân.

II. Nguyên nhân và cơ chế các bệnh dị ứng

2.1. Nguyên nhân

2.1.1. Dị nguyên ngoại sinh

* Dị nguyên ngoại sinh không nhiễm trùng

- Bụi nhà, đường phố, thư viện

- Biểu bì, vẩy da, lông súc vật.

- Phấn hoa

- Thực phẩm

- Thuốc

- Hoá chất

* Dị nguyên ngoại sinh NT

- VK

- Virut

- Nấm

2.1.2. Dị nguyên nội sinh


+ Những TB và tổ chức bình thường

+ Dị nguyên nội sinh thứ phát

2.2. Cơ chế bệnh sinh

2.2.1. Những yếu tố tham gia vào cơ chế của bệnh dị ứng

- Đường xâm nhập của dị nguyên

+ Đường hô hấp

+ Đường tiêu hoá

+ Đường tiêm

+ Da

- KT IgE đóng vai trò chủ yếu

- Các Interleukin

2.2.2. Các giai đoạn trong cơ chế dị ứng

- Giai đoạn mẫn cảm: Dị nguyên -> hình thành IgE

- Giai đoạn sinh hoá bệnh: Dị nguyên lại lọt vào cơ thể + KT dị ứng (bổ thể) ® phá vỡ hạt TB mast, BC ái kiềm ...-> giải phóng hoá chất trung gian

- Giai đoạn sinh lý bệnh: Các hoạt chất trung gian được giải phóng -> tác động cơ quan gây rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức -> bệnh lý trên lâm sàng mày đay, phù quinck, hen phế quản, ban xuất huyết...

III. Một số bệnh dị ứng thường gặp

Đặc điểm chung:

- Bệnh diễn biến theo quy luật từng cơn theo đợt, theo mùa

- Biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan

- Cơn xuất hiện thoái lui đột ngột, hay tái phát.

- Có tiền sử dị ứng bản thân + gia đình

- Triệu chứng (tiền triệu): ngứa mắt, mũi, chay nước mắt, nước mũi, hắt hơi, sốt, mệt mỏi, đau cơ

- Cận lâm sàng: tăng BC ái toan, IgE máu

3.1. Mày đay

- Yếu tố xuất hiện: hoá chất, thuốc, thời tiết lạnh.

- Triệu chứng:

+ Ngứa từng mảng trên da, lan nhanh nếu gãi nhiều, giảm khi trườm nóng

+ Nổi sần màu hồng, xung quanh viền đỏ (tròn, bầu dục)

+ Mất nhanh, tái phát khi tiếp xúc lại DN

3.2. Viêm mũi xoang dị ứng

- Hắt hơi, chảy nước mũi trong (bội nhiễm đục, mủ)

3.3. hen phế quản dị ứng

- Cơn hen xảy ra nhanh ngay khi tiếp xúc DN hoặc chậm vài giờ, vài ngày

3.4. Rối loạn TH do dị ứng thức ăn

- Sau ăn đau bụng, ỉa lỏng, tăng nhu động ruột

- Biểu hiện lâm sàng giống nhau đối với thức ăn tôm, cua, cá, trứng, thịt gà.

3.5. Chàm

Gặp từ nhỏ, sau 2 – 3 tuổi tự khỏi

- Tổn thương: da đầu, mặt, vùng tiếp xúc tã, da dày, đỏ ngứa, trên mặt da co nốt phỏng nước

IV. Điều trị

Nguyên tắc: Điều trị triệu chứng, loại trừ DN đặc hiệu

4.1. Loại trừ dị nguyên

- Thay đổi nơi ở, làm việc, đổi nghề, thay thuốc, loại bỏ thực phẩm gây dị ứng...

- Giải mẫn cảm đặc hiệu: Thực hiện khi không loại được DN

+ Đưa DN gây bệnh vào cơ thể: Nhiều dần, liều tăng dần -> hình thành KT bao vây (IgG)

-> ngăn DN + IgE

+Phương pháp này có hiệu quả rõ khi phát hiện sớm DN

Hạn chế: Không dùng cho người có thai, bệnh cấp tính, K, thần kinh, tâm thần, người bệnh đang cơn dị ứng...

4.2. Thuốc

- Kháng Histamin:

+ Phong bế H1 -> bảo vệ sự bền vững của màng TB mastocyte

+ phong bế H2: Giảm tiết dịch, co thắt trong viêm loét dạ dày.

- Corticoid: Giảm phản ứng viêm

- Theophylin: Giãn mạch, giãn phế quản, lợi tiểu -> cắt cơn hen

Theo Yduocvn.com


Phát hiện ra cơ chế gây ức chế dị ứng thực phẩm

Cập nhật lúc 08h12' ngày 14/10/2010
• Bản in
• Gửi cho bạn bè
• Phản hồi


Xem thêm: di ứng, phân tử, tế bào, niêm mạc ruột, miễn dịch, sự sống, dị ứng, chuột, tế bào, tế bào t

Trong báo cáo đăng trên trang web tạp chí Huyết học của Mỹ số ra mới nhất, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết trong quá trình thí nghiệm trên động vật họ đã phát hiện cơ chế gây ức chế dị ứng thực phẩm trong cơ thể động vật.

Các loại thức ăn giàu đạm đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm. Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Báo cáo cho biết nếu hệ miễn dịch phán đoán thực phẩm giúp duy trì sự sống là loại thực phẩm dị thường, nó sẽ sản sinh kháng thể và phát động "tấn công," qua đó dẫn tới sự dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp thông thường, cho dù thực sự có một số thực phẩm dị thường xâm nhập vào hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch cũng sẽ không phát động "tấn công."

Để giải thích hiện tượng này các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lý hóa Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu trên chuột.

Các nhà khoa học phát hiện có hai phân tử trên bề mặt tế bào miễn dịch có tên gọi "tế bào đuôi gai" đã phát huy vai trò quan trọng trong quá trình các chất dinh dưỡng thực phẩm được hấp thụ qua niêm mạc ruột non. Hai phân tử này sẽ tạo ra tế bào T, qua đó gây ức chế đến sự sản sinh kháng thể có tác dụng tấn công thực phẩm dị thường.

Sau khi tiến hành biện pháp gen để loại bỏ hai phân tử kể trên các nhà khoa học phát hiện nguy cơ chuột xảy ra hiện tượng dị ứng thực phẩm đã tăng lên từ 70% đến 80%.

Theo các nhà khoa học phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu biện pháp mới điều trị bệnh dị ứng thực phẩm.

Dị ứng tùy cơ địa
THứ BA, 28 THÁNG 4 2009 08:12 BệNH Tự MIễN

Không chỉ cá ngừ mà bất cứ thức ăn biển nào như cá thu, tôm hùm, nghêu, sò, ghẹ… đều có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người, có người dị ứng với thức ăn này mà không dị ứng với thức ăn kia.
Thời gian qua đã xảy ra ngộ độc thực phẩm ở một số nơi, mà người ngộ độc là công nhân các công ty có bếp ăn tập thể, nguyên nhân do ăn cá ngừ. Một số phụ huynh đưa con đi nhà trẻ thỉnh thoảng cũng gặp tình trạng trẻ bị ngộ độc do ăn cá ngừ.

Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân, riêng đối với cá ngừ ngộ độc chủ yếu do dị ứng. Khi ta ăn cá ngừ hoặc bất cứ thức ăn nào mà cơ thể không chịu tiếp nhận (nói nôm na là không hợp) đưa đến phản ứng dị ứng đều có vai trò của chất sinh học có tên histamin.

Histamin là chất sinh học có sẵn trong cơ thể, bình thường được giữ bên trong tế bào bạch cầu không gây hại, chỉ khi được phóng thích từ các bạch cầu ra ở trạng thái tự do và gắn vào các thụ thể (là nơi tiếp nhận) tại một số nơi trong cơ thể để gây dị ứng. Như histamin gắn vào các thụ thể da sẽ gây ngứa, nổi mề đay; tại hệ hô hấp gây tiết dịch tại niêm mạc mũi (gây sổ mũi), co thắt phù nề phế quản (gây cơn hen); ở mắt gây đỏ mắt; ở đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Hai nguyên nhân

Ăn cá ngừ ta có thể bị dị ứng vì hai nguyên nhân. Trong thịt cá ngừ đã chứa sẵn histamin tự do (do quá trình chế biến hoặc cá gọi là tươi thật ra không tươi, thịt cá đã ươn và chuyển hóa sinh ra histamin) làm người ăn bị dị ứng. Trường hợp thứ nhất làm người không thuộc loại nhạy cảm vẫn có thể bị dị ứng do cơ thể tiếp nhận quá nhiều histamin gây ngộ độc, thường xảy ra cho số đông ăn bếp ăn tập thể đã kể ở trên.

Trường hợp thứ hai là người ăn nhạy cảm hay còn gọi là dễ bị dị ứng, không hợp chất đạm từ cá ngừ (thịt cá ngừ dù tươi lại là chất gây dị ứng) sinh ra rối loạn trong cơ thể, histamin từ các tế bào bạch cầu có ngay trong cơ thể phóng thích ra bên ngoài quá nhiều sinh ra phản ứng dị ứng. Trong trường hợp dị ứng cá ngừ hoặc bất cứ thức ăn nào khác nếu chỉ nổi mề đay, ngứa, ta có thể đến nhà thuốc nhờ dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc chữa dị ứng. Nếu dị ứng nặng phải đưa đến bệnh viện chữa trị.

Lưu ý: khi bị dị ứng với một loại thức ăn nào, ta không nên dùng thức ăn đó nữa. Bị dị ứng lần đầu có thể rất nhẹ nhưng lần dị ứng sau thì rất nặng, thậm chí nguy đến tính mạng. Vì vậy, người dị ứng với tôm càng nướng tốt nhất là tránh ăn, không nên vì thèm mà mua thuốc uống phòng rồi tiếp tục ăn. Dị ứng là loại rối loạn đặc biệt. Vì vậy có người mới tiếp xúc đợt đầu chất gây dị ứng đã bị dị ứng, nhưng có người tiếp xúc nhiều lần, trong thời gian dài mới bị dị ứng. Ở đây không gọi histamin tích tụ dần trong cơ thể, mà do cơ chế sinh dị ứng phức tạp, đòi hỏi có thời gian cho cơ thể sinh ra chất chống dị ứng (gọi là kháng thể) để lần tiếp xúc sau với chất gây dị ứng mới gây rối loạn.

Thử cho trẻ

Đối với phụ huynh, có người nghe nói ăn cá ngừ hoặc thức ăn biển dễ dị ứng nên không cho con ăn loại thức ăn này với mục đích bảo vệ trẻ, làm như thế có tốt không?

Cá ngừ và thức ăn biển nói chung là nguồn chất đạm rất tốt. Cơ chế sinh ra dị ứng ở đây không phải là rối loạn luôn xảy ra ở trẻ, vì “chức năng gan của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, không loại được độc tố từ cá ngừ” (trích thư một phụ huynh không cho con em ăn cá ngừ vì nghĩ sai về cơ chế dị ứng). Vì vậy, nếu trẻ không bị dị ứng với cá ngừ (thử bằng cách cho trẻ ăn một lượng nhỏ cá ngừ, nếu không xảy ra bất thường như nổi mề đay, ngứa thì không có việc gì), hãy cho ăn cá ngừ để có chất đạm.

Đối với các bếp ăn tập thể, nguyên nhân ngộ độc do ăn cá ngừ là do cá ngừ mua không được tươi, quá trình bảo quản, chế biến không tốt. Vì vậy, các bếp ăn tập thể phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm để không xảy ra ngộ độc.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức
Thuốc mới trong điều trị các bệnh dị ứng
Phản ứng viêm dị ứng với sự giải phóng của các hoạt chất trung gian là cơ chế gây bệnh chủ yếu của hầu hết các bệnh dị ứng, do đó, các thuốc chống dị ứng hiện nay đều được phát triển theo hướng tác dụng ức chế phản ứng viêm dị ứng hoặc kháng lại các hoạt chất trung gian, giúp giảm các triệu chứng dị ứng cấp tính. Hiện nay, nhiều nhóm thuốc chống dị ứng mới được đưa vào sử dụng rộng rãi, một số khác vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm.
Các thuốc kháng histamin:
Vai trò quan trọng của histamin và thụ thể histamin H1 trong các bệnh dị ứng được hiểu biết ngày càng đầy đủ. Các loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới ra đời ngày càng nhiều với mục đích tăng cường độ đặc hiệu và hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu khả năng tương tác thuốc, các tác dụng có hại của thuốc, đặc biệt là tác dụng có hại trên tim và hệ thần kinh trung ương. Hai loại thuốc kháng H1 thế hệ 2 được chứng minh có nguy cơ gây độc trên tim là astemisole và terfenadin, hiện đã bị ngưng sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hầu hết các thuốc kháng H1 thế hệ 2 như loratadin, cetirizin, fexofenadin, levocetirizin, desloratadin... đều ít ngấm qua hàng rào máu não nên ít hoặc không gây buồn ngủ cho người sử dụng. Do đó, các thuốc này hiện được ưa thích sử dụng hơn so với các dẫn xuất thế hệ 1 nhiều khả năng gây buồn ngủ. Bên cạnh đó, xu thế sử dụng các loại kháng H1 mới là sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của các dẫn xuất cũ (như levocetirizin, desloratadin, fexofenadin), cũng đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây, do các thuốc này có nhiều ưu điểm như khởi phát tác dụng nhanh, ít nguy cơ gây tương tác thuốc và ít tác dụng phụ hơn so với các chế phẩm gốc.

Tổn thương da do dị ứng.
Các thuốc kháng Leukotrien:
Leukotrien là một nhóm các hoạt chất trung gian có vai trò không nhỏ trong các phản ứng viêm dị ứng và có thể trực tiếp gây ra nhiều triệu chứng dị ứng như co thắt cơ trơn phế quản, tăng tiết dịch nhày, giãn mạch... Những hiểu biết ngày càng tăng về vai trò của leukotrien và các loại thụ thể trong phản ứng dị ứng trong khoảng 2 thập kỷ gần đây đã đặt nền tảng cho sự ra đời của khá nhiều loại thuốc kháng leukotrien như montelukast, zafirlukast, zileuton... Các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn của các thuốc này trong điều trị các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay mạn tính..., đặc biệt ở trẻ em. Khoa học hiện đại đang nghiên cứu thêm về vai trò của thuốc kháng leukotrien trong điều trị các bệnh dị ứng khác như chàm, viêm xoang dị ứng... với hy vọng mở rộng diện chỉ định của những thuốc này.
Thuốc kháng IgE:
Kháng thể IgE có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản và nhiều bệnh lý dị ứng khác. Sự kết hợp của kháng thể này với kháng nguyên gây bệnh đã khởi động dòng thác viêm dị ứng và gây ra các phản ứng dị ứng muộn. Các thuốc kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, gây giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu tới 90%. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh omalizumab có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế quản nặng, không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.
Các thuốc kháng Thromboxane A2:
Do có một số bằng chứng về vai trò của thromboxane A2 trong đợt cấp và quá trình phát triển của các bệnh dị ứng nên các nhà khoa học đã có ý tưởng sử dụng các chất kháng lại loại hoạt chất này trong điều trị các bệnh dị ứng. Hiện nay, các thuốc kháng thromboxane A2 như ozagrel, ramatroban và seratrodust đã được chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả trong điều trị hen phế quản còn chưa được khẳng định.
Thuốc kháng cytokin của tế bào lympho Th2:
Các bằng chứng khoa học hiện nay cho thấy, phản ứng dị ứng được khởi phát bởi các tế bào lympho Th2 đặc hiệu kháng nguyên. Điều này đã đưa đến khả năng kiểm soát các bệnh dị ứng bằng cách ức chế các cytokin của tế bào Th2. Suplatast, một chất kháng Th2 cytokin, đã được chứng minh có khả năng ức chế sản xuất các kháng thể dị ứng IgE, giảm số lượng bạch cầu ái toan (một loại tế bào quan trọng trong các phản ứng dị ứng), ngăn ngừa sự xuất hiện các đợt dị ứng cấp tính ở chuột và các bệnh hen phế quản và viêm da dị ứng. Người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu sử dụng các thuốc này trong thực tiễn. Đây là một hướng đi có nhiều hứa hẹn.
Một số thuốc trong tương lai:
Hiện nay, có rất nhiều hướng đi mới trong điều trị các bệnh dị ứng đã được mở ra như dùng các chất ức chế tryptase, elastase, kimase, ức chế miễn dịch thông qua tế bào lympho T, kháng lại các cytokin như TNF, IL-4, IL-5, IL-13, IL-10, IL-12, IL-18, IFN g hoặc các thụ thể của chúng như IL-8 receptor hoặc kháng lại các phân tử kết dính mạch máu... Các thuốc này hiện vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trên động vật và có thể sẽ là những hướng đi hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.
Bé bú mẹ ít dị ứng thức ăn
Thứ tư, 30 Tháng mười một 2005, 14:32 GMT+7





Tags: viêm mũi dị ứng, bệnh dị ứng, trẻ sinh ra, anh chị em, thức ăn, bú mẹ, xét nghiệm, triệu chứng, có thể, một số, bé, sữa, giảm, chế, chính



Đậu phụng dễ gây dị ứng
Nếu bố mẹ hoặc anh chị em có các bệnh dị ứng như hen, eczema, viêm mũi dị ứng..., trẻ sinh ra sẽ dễ bị dị ứng thức ăn hơn bình thường. Nguy cơ này sẽ giảm tối đa nếu bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn. Theo thuật ngữ chuyên môn, các chất này được gọi là dị nguyên. Tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ em là 2-8% và có xu hướng giảm dần theo tuổi.
Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Các triệu chứng có thể gặp là: sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong...
PNJ ƯU ĐÃI ĐẾN 15% CHO BST TRANG SỨC 8/3

Một số trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém.
Tuy nhiên, nên phân biệt dị ứng thức ăn với triệu chứng bất dung nạp thức ăn, ví dụ như bất dung nạp lactose. Do thiếu lactose là một loại enzym giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa nên khi ăn sữa bò, trẻ sẽ có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, thậm chí có thể nổi ban trên da. Tuy nhiên, hệ miễn dịch không tham gia vào cơ chế của các triệu chứng trên nên chúng ta không gọi đó là dị ứng. Một số nước kém phát triển, người dân ít tiêu thụ các chế phẩm chứa đường lactose (sữa và các chế phẩm làm từ sữa) nên tuyến tiết enzym lactose bị teo, gây ra hiện tượng bất dung nạp lactose mắc phải.
Các thức ăn hay gây dị ứng là lạc, hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa... Nên nhớ rằng, hệ thống miễn dịch của trẻ cần có thời gian để hình thành phản ứng miễn dịch với dị nguyên có trong thức ăn. Chính vì thế dị ứng thức ăn ít khi xảy ra khi lần đầu tiếp xúc với loại thức ăn đó.
Làm gì để phòng tránh ?
Những trẻ được sinh ra trong gia đình có người mắc các bệnh dị ứng sẽ dễ bị dị ứng thức ăn nên cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm, không nên vội vã cho ăn nhiều loại thức ăn mới cùng lúc. Nên bắt đầu với các thức ăn ít dị ứng như gạo và các loại củ. Tránh cho trẻ dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng khi bạn nghi ngờ con mình dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Các bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi bệnh và có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như xét nghiệm trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu (RAST) để xác định một cách chắc chắn thức ăn mà trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, tính chính xác của xét nghiệm này chưa cao. Chính vì thế, bạn không thể dựa đơn thuần vào kết quả xét nghiệm để quyết định chế độ ăn cho trẻ. Một số xét nghiệm có độ chính xác cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn như test kích thích với chính loại thức ăn nghi ngờ. Nên thực hiện xét nghiệm này khi có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa dị ứng.
Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các âu bát có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.
Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).
ThS Hoàng Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống
Việt Báo (Theo_TuoiTre)


Tác hại do dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn có biểu hiện khá đa dạng như: sốc phản vệ, nổi mề đay, hen phế quản, phù thanh quản, viêm mũi, eczema, ngứa, viêm da... Vì nguyên nhân gây dị ứng là do thức ăn nên việc điều trị bằng biện pháp loại bỏ thức ăn đã gây dị ứng rất có hiệu quả chữa khỏi bệnh và phòng tránh dị ứng lần sau.

Một số loại thức ăn hay gây dị ứng.
Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người dị ứng với thức ăn ngày càng tăng. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở những người có cơ địa viêm da dị ứng (viêm da atopy). Cơ chế phản ứng dị ứng thường thông qua kháng thể IgE và ít gặp hơn là qua các cơ chế khác.
Những yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng thức ăn như: protein và các phân tử không thay đổi khi đi vào tuần hoàn; hệ miễn dịch tại ruột và tính miễn dịch của niêm mạc ruột; một số chất gây tăng tính thấm của niêm mạc ruột như rượu, aspirin, nhiễm virut, ký sinh trùng, nấm; sau khi ăn thức ăn gây dị ứng mà làm công việc gắng sức có thể dẫn đến sốc phản vệ...
Dị nguyên thức ăn là gì?
Một số loại thức ăn có chứa dị ứng nguyên có thể gây dị ứng cho người ăn như: gạo, khoai tây, đậu, lạc, cá, trứng, sữa, rau, quả,... dị nguyên thức ăn là các glycoprotein có trọng lượng phân tử từ 10-70 kD. Y học ngày nay đã biết đặc điểm của một số dị nguyên thức ăn thường gặp như sau: protein trong sữa bò chủ yếu gây dị ứng ở trẻ em, với các triệu chứng ở đường tiêu hóa, hô hấp, ngoài da, có bốn loại hay gây dị ứng là: Casein, b-lactoglobulin, b-lactalbumin, Immunoglobulins; dị nguyên ở cá có đặc tính chịu nhiệt độ cao, triệu chứng xuất hiện sớm, chỉ vài phút sau khi ăn như sốc phản vệ, phù Quinck, nổi mề đay; dị nguyên trứng có thành phần là: ovomucoid không bị nhiệt phân và ovalbumin dễ bị nhiệt phân cả hai loại đều có ở lòng trắng; bột mì có tới 20 loại dị nguyên có thể gây dị ứng ở người; các loại đậu, lạc khi nấu chín ăn vào rất hay gây sốc phản vệ. Một số nghiên cứu còn cho thấy cách chế biến món ăn ảnh hưởng đến tính dị nguyên thức ăn như: có những dị nguyên bị phân hủy ở nhiệt độ cao khi nấu nướng; ngược lại có dị nguyên lại tăng tác dụng khi gặp nhiệt độ cao như lạc; dị nguyên của táo tăng lên khi bảo quản lâu; thực phẩm biến đổi gen có nguy cơ tiềm tàng gây dị ứng; dị nguyên ngụy trang là loại dị nguyên không lộ rõ, có hàm lượng thấp, khó nhận biết, nhiều khi chỉ là chất phụ gia nên có mặt ở nhiều loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên các phản ứng dị ứng nói trên chỉ xảy ra với những người có cơ địa dị ứng với thức ăn đó.
Biểu hiện dị ứng thức ăn như thế nào?
Dấu hiệu dị ứng thức ăn thường rất đa dạng: có thể là biểu hiện toàn thân như sốc phản vệ, triệu chứng xuất hiện đồng thời ở nhiều cơ quan khác nhau; nhưng có khi chỉ là biểu hiện ngoài da nhẹ như nổi mề đay, viêm da atopy; hoặc biểu hiện ở bộ máy hô hấp như viêm mũi, hen phế quản; dị ứng tiêu hóa với các triệu chứng: nôn, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản. Biểu hiện dị ứng thức ăn thay đổi theo các độ tuổi: viêm da atopy gặp nhiều ở trẻ em từ 0 - 15 tuổi; hen phế quản lại thường thấy ở lứa tuổi học sinh và thanh niên; sốc phản vệ chiếm tỷ lệ cao hơn các triệu chứng khác ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Triệu chứng rầm rộ: nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác... Ngoài ra dị ứng thức ăn còn có biểu hiện bởi các triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, hội chứng thận hư, viêm đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích... Triệu chứng xét nghiệm thường làm gồm: test bì được làm với thức ăn nghi ngờ gây dị ứng, kết quả dương tính nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da có đường kính trên 10mm, tuy nhiên xét nghiệm này chỉ cho kết quả dương tính thật khoảng 44%; xét nghiệm miễn dịch tìm IgE đặc hiệu RAST, ELISA nhằm phát hiện loại thực phẩm gây dị ứng, kết quả dương tính thật của các xét nghiệm này khoảng 56%.
Các phương pháp điều trị và phòng tránh dị ứng thức ăn
Muốn điều trị dị ứng thức ăn có hiệu quả cần điều tra tỉ mỉ chế độ ăn của bệnh nhân. Thực hiện một chế độ ăn loại trừ được các thức ăn gây dị ứng là một biện pháp điều trị có hiệu quả trong hầu hết các ca bệnh. Cần chú ý loại trừ các loại thức ăn có các dị nguyên ngụy trang. Biện pháp này cần thực hiện nghiêm túc với sự phối hợp của chuyên gia dị ứng, chuyên gia về dinh dưỡng, và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân trong thời gian dài.
Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống nhiều nước, uống thuốc kháng histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh viện. Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng sau: xảy ra sau khi ăn 5-15 phút, thấy nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác, gọi hỏi không biết... cần hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim ), khẩn cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Để phòng tránh dị ứng thức ăn có thể uống một viên thuốc kháng histamin như loratadin, cetirizine trước khi ăn 1-2 giờ hoặc uống ngay sau khi ăn. Nên chú ý đề phòng với những loại thức ăn có nguy cơ gây sốc phản vệ cao nhất là lạc, tôm, cua, sữa, trứng, cá...
ThS. Bùi Hữu Thời

https://cnty35.1talk.net

2cơ chế dị ứng thức ăn Empty Re: cơ chế dị ứng thức ăn Mon Mar 07, 2011 2:47 pm

Admin

Admin
Admin

bai phan tich hay cơ che di ung thuc an
link: [You must be registered and logged in to see this link.]

https://cnty35.1talk.net

3cơ chế dị ứng thức ăn Empty Re: cơ chế dị ứng thức ăn Sat May 28, 2011 11:40 pm

woany


Cộng Tác Viên

Bạn ơi, mình đang làm về dị ứng thực phẩm, nếu bạn có tài liệu nào thì cho mình xin thêm với nha, thanks!

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết